Khi đến thăm Sa Pa bạn
không chỉ được thưởng thức những cảnh đẹp hữu tình của núi non mà nơi đây còn
có một số địa danh du lịch nổi tiếng bạn nên đến. Một trong số đó chính là nhà
thờ đá Sapa. Một trong những kiến trúc cổ nổi tiếng nhất tại Sapa.
Theo như nghiên cứu thì
nhà thờ đá cổ Sapa được xây dựng vào năm
1895. Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc cổ của Pháp rất toàn vẹn. Đây là một
nhà thờ đá hiếm hoi còn lại tại Sapa, Lào Cai.
Khi bạn đến nơi đây bạn
sẽ thấy nhà thờ được tọa lạc tại vị trí đắc địa tại phía sau núi Hàm Rồng. Phía
trước là khu đất cao rộng bằng phẳng chính là nơi diễn ra các lễ hội đầy màu sắc
hàng năm trên phố núi.
Khi đứng ở trung tâm thị
trấn Sapa du khách sẽ có thể nhìn ngắm được khu du lịch một cách trọn vẹn nhất.
Cùng với nhà thờ đá bạn có thể ngắm nhìn được bieetju thự Chủ Cầu và khu huyện ủy
cũ ( nay là trụ sở chính của trung tâm thông tin du lịch tỉnh Lào Cai). 3 Địa
điểm du lịch này hợp lại tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc mang phong cách Pháp hoàn toàn.
Nhà
thờ cổ trong lòng phố núi Sa Pa
Để mô tả về nhà thờ này
bạn sẽ nhìn chúng mang dáng dấp kiến trúc theo hình thấp giá. Lối kiến trúc Gotic
La Mã được thể hiện rõ nhất ở mái nhà và tháp chuong vòm cuốn vv. Chúng đều
nhanh chóng tạo ra được một công trình mang nét bay bổng cực kì thanh thoát.
Nhà thờ cổ trong lòng
phố núi Sa Pa
Toàn bộ khu nhà thờ rộng
đến hơn 500m vuông. Phần tháp chuông cao hơn 20m. Phần nổi bật nhất với nhà thờ
này chính là phần quả chuông cao trên 1,5m. Qủa chuông được đúng vào năm 1932
và nặng trên 500kg. Tiếng vang trong vòng bán kính gần một cây số.
Nhà thờ cổ trong lòng
phố núi Sa Pa
Với tổng diện tích của
khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có đủ chỗ cho việc bố trí các
khu bao gồm: khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà
thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh.
Việc chọn lựa vị trí của
nhà thờ có ý nghĩa khá tâm linh., Chúng được nhiều người chia sẻ rằng phần đầu
của di tích quay về phía đông chính là hướng mặt trời mọc. Phần đón nguồn sáng
của Thiên Chúa. Cuối nhà thờ chính là hướng Tây là nơi sinh thành của chúa
Kito.
Toàn bộ nhà thờ được
xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung quanh) được
liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía.
Tháng 5/2006, giáo xứ
Sa Pa chính thức có linh mục quản nhiệm và thường trú sau gần 60 năm không có
cha xứ. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể
thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét